Lào Cai 24° - 27°
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TRIỂN KHAI CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
Thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TTg ngày 26/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới (gọi tắt là Cuộc vận động); 

Thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TTg ngày 26/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới (gọi tắt là Cuộc vận động); Quyết định số 576/QĐ-TTg ngày 07/3/2023 của Bộ Công Thương về việc ban hành Kế hoạch tăng cường triển khai thực hiện Chương trình hành động của Bộ Công Thương hưởng ứng Cuộc vận động năm 2023 và  Kế hoạch số 18/KH-BCĐCVĐ ngày 21/02/2023 của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Lào Cai về thực hiện Cuộc vận động năm 2023. Trong năm qua, công tác triển khai Cuộc vận động trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã được những kết quả nhất định, đã thu hút sự vào cuộc, sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương đã gắn kết từ khâu tổ chức tuyên truyền, vận động, công tác quản lý, giám sát, tổ chức sản xuất và quảng bá sản phẩm đến tiêu dùng hàng Việt trên địa bàn tỉnh. Công tác tuyên truyền sâu rộng Cuộc vận động đã làm thay đổi nhận thức và hành vi của người tiêu dùng và các nhà sản xuất. Thông qua đó đã tạo sự chuyển biến căn bản, tích cực trong công tác quản lý chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và người sản xuất, kinh doanh hàng Việt. Kết quả cụ thể như sau:

(1) Kết quả công tác tuyên truyền về Cuộc vận động: Tuyên truyền, phổ biến các hoạt động xúc tiến thương mại, khuyến công, thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng... trên các bản tin và Cổng thông tin điện tử của Sở Công Thương, Sàn Thương mại điện tử... bằng nhiều hình thức như đăng tin, bài viết chuyên đề, hình ảnh...; từng bước xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu cho hàng Việt Nam; (ii) Tuyên truyền đến các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh khi mua sắm vật tư, thiết bị ưu tiên sử dụng các trang thiết bị, nguyên vật liệu và dịch vụ trong nước đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; (iii) Treo băng rôn hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023 (Ngày 15 tháng 3)  và Ngày Thương hiệu Quốc gia Việt Nam (Ngày 20 tháng 4)  tại các siêu thị, Trung tâm thương mại trên địa bàn TP. Lào Cai và TX. Sa Pa.

(2) Công tác phát triển hệ thống phân phối hàng hóa cố định và bền vững, ưu tiên đối với hàng Việt Nam: Tiếp tục triển khai Chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên môi trường trực tuyến (website: www.tuhaohangvietnam.vn); Tiếp tục phối hợp và duy trì hoạt động của 03 điểm bán hàng với tên gọi Tự hào hàng Việt Nam” tại TX. Sa Pa, huyện Bảo Thắng và huyện Bảo Yên và 02 Khu trưng bày giới thiệu sản phẩm hàng hóa đặc trưng của tỉnh tại TP. Lào Cai và tại TX. Sa Pa; Tiếp tục tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh duy trì các điểm tuyên bán và giới thiệu sản phẩm hàng hóa tại các khu du lịch, các điểm du lịch trên địa bàn thị xã Sa Pa, thành phố Lào Cai, huyện Bắc Hà.

 (3) Công tác nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng Việt, doanh nghiệp Việt  Sở Công Thương đã triển khai: Duy trì vận hành Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Lào Cai. Đến nay, đã duy trì và backup 163 gian hàng với 320 sản phẩm của các đơn vị đăng tải 100 tin bài cung cấp các thông tin thị trường trong và ngoài nước, thông tin về hội chợ, hội nghị, chương trình tập huấn của tỉnh; Xuất bản Cuốn tài liệu “XTTM tỉnh Lào Cai”; Xuất bản 04 Bản tin XTTM nông nghiệp tỉnh Lào Cai; Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về hàng hóa dịch vụ có thế mạnh của vùng đến người tiêu dùng trong nước thông qua truyền hình đối với sản phẩm cá nước lạnh và mật ong tại các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La; Phối hợp với Chính quyền nhân dân huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tổ chức thành công Hội chợ TMQT Việt – Trung (Lào Cai) lần thứ 23, năm 2023 tại TP. Lào Cai với sự tham gia của 529 gian hàng tiêu chuẩn của 285 doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp của nước thứ 3 như: Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Ghana, Zanbia, Afghanistan, Pakistan, Nga và 08 Khu triển lãm. Hội chợ đã có trên 600 lượt giao thương trao đổi giữa doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc, 89 thoả thuận hợp tác, 22 cặp hợp đồng đã được ký kết, thu hút trên 150.000 lượt khách tham quan và mua sắm tại Hội chợ, doanh thu bán hàng của các doanh nghiệp ước đạt trên 60 tỷ đồng; Tổ chức 04 hoạt động XTTM nguồn DTTS và MN gồm: 02 Phiên chợ tại  huyện  Bát  Xát và huyện Mường Khương; 01 Tuần lễ tại huyện Bắc Hà; 01 Hội chợ tại huyện Bảo Yên; Tổ chức 01 Hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đặc hữu của tỉnh Lào Cai và 01 Hội nghị xúc tiến thương mại kết nối cung cầu cho các HTX khu vực Tây Bắc; Tổ chức 05 lớp tập huấn về: Kỹ năng tham gia các hoạt động Xúc tiến thương mại” tại huyện Bát Xát;  Kỹ năng tiếp cận thị trường, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị vùng đồng bào DTTS và MN tại huyện Bắc Hà; Kỹ năng xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào DTTS & MN tại huyện Mường Khương; Nâng cao năng lực về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến thương mại; Ứng dụng thương mại điện tử cho thương nhân trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Tổ chức Hội nghị tập huấn cho các Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh về thương mại điện tử, hỗ trợ đưa sản phẩm, hàng hóa OCOP của địa phương lên các Sàn TMĐT năm 2023. Tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 163 sản 

anh tin bai

Tỉnh Lào Cai tổ chức Tuần lễ quảng bá thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm DTTS và MN tại huyện Bắc Hà

 

(4) Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và bảo vệ người tiêu dùng

Trong năm 2023, Sở Công Thương đã tổ chức kiểm tra và tham gia kiểm tra, giám sát thị trường hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng tổng số 25 cuộc, trong đó: Tham gia 06 Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP gồm: 01 Đoàn kiểm tra trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và các Lễ hội Xuân 2023; 01 Đoàn kiểm tra “Tháng hành động vì ATTP” năm 2023; 02 Đoàn đánh giá, chấm điểm công tác quản lý an toàn thực phẩm năm 2023; 02 Đoàn kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh về an toàn thực phẩm trong Hội chợ TMQT Việt – Trung; Chủ trì tổ chức 06 Đoàn kiểm tra gồm: 01 Đoàn kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh về ATTP trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2023; 01 Đoàn kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh về ATTP trong dịp Tết Trung thu năm 2023; 01 Đoàn kiểm tra chấp hành nghĩa vụ đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung của 05 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; 01 Đoàn kiểm tra chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh sản phẩm rượu, thuốc lá của 06 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Nắm bắt tình hình thị trường, cung cầu hàng hóa trên địa bàn các huyện; kịp thời đề xuất giải pháp cung ứng hàng hóa tiêu dùng thiết yếu các địa phương trong tỉnh; 01 Đoàn kiểm tra chấp hành quy định của pháp luật đối với hoạt động quản lý, kinh doanh, khai thác và đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại các chợ trên địa bàn tỉnh; Tổ chức giám sát 10 chương trình khuyến mại mang tính chất may rủi và phối hợp với các cơ quan có liên quan giám sát 03 Doanh nghiệp việc chấp hành quy định trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe ... Qua công tác kiềm tra, giám sát cho thấy, các đơn vị được kiểm tra chấp hành tương đối tốt các quy định về hoạt động khuyến mái, kinh doanh theo phương thức đa cấp, đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, bán buôn sản phẩm rượu, thuốc lá, công tác quản lý chợ.

(5) Kết quả về nhận thức và hành động của người tiêu dùng: Hưởng ứng Cuộc vận động, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã nhận thức được trách nhiệm của doanh nghiệp và đã tích cực hưởng ứng Cuộc vận động với nhiều hình thức phong phú: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị; nâng cao chất lượng sản phẩm; tiết kiệm chi phí; hạ giá thành sản phẩm…để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, đầu tư, quảng bá sản phẩm và mở rộng hệ thống phân phối đưa hàng hoá thương hiệu Việt đến với các tầng lớp nhân dân tron tỉnh; Các doanh nghiệp đã tổ chức 09 Hội chợ triển lãm tại các huyện, thị xã trong tỉnh: Bảo Thắng, Bắc Hà, Si Ma Cai, Văn Bàn, Bảo Yên, Sa Pa thu hút gần 653 lượt doanh nghiệp tham gia trên 844 gian hàng và gần 105.000 lượt khách đến tham quan, mua sắm, tổng doanh thu bán hàng tại các Hội chợ triển lãm ước đạt gần 16,4 tỷ đồng; Các nhà phân phối, các đơn vị quản lý siêu thị, cửa hàng tiện ích trên địa bàn tỉnh như: Chi nhánh Công ty CP EB Hải Phòng tại Lào Cai, Công ty TNHH Đầu tư Dịch vụ Thành Công, Chi nhánh Lào Cai - Công ty Cổ phẩn Dịch vụ Thương mại Tổng hợp Vincommerce.... đã tích cực thực hiện các chương trình khuyến mại với nhiều hình thức phong phú như: giảm giá, tặng quà, bốc thăm trúng thưởng, quay số trúng thưởng.... đặc biệt trong các dịp lễ, tết như: 08/3, 30/4, 01/5,02/9, 20/10, 20/11... Qua các đợt khuyến mại đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng góp phần kích thích sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh các kết quả đã đạt được trong việc triển khai Cuộc vận động, vẫn còn một số tồn tại, khó khăn như: Các hoạt động tổ chức Hội chợ triển lãm thương mại, việc tổ chức các Phiên chợ, Tuần lễ thúc đẩy tiêu thụ nông sản hàng hóa của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại các địa phương trong tỉnh chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp có thương hiệu mạnh tham gia nên chưa hình thành nên hệ thống phân phối hàng hóa cố định và bền vững; Khả năng dự báo nhu cầu thị trường còn hạn chế. Sản xuất hàng hóa với thị trường tiêu thụ mặc dù đã có sự gắn kết, nhưng chưa chặt chẽ. Sản xuất đã được tổ chức theo chuỗi giá trị, liên kết sản xuất đã hình thành tuy nhiên mức độ liên kết giữa người dân với doanh nghiệp còn lỏng lẻo; Chưa kết nối tiêu thụ được nhiều sản phẩm của Lào Cai vào các siêu thị, TTTM trong nước do sản lượng sản phẩm trong tỉnh còn ít, một số sản phẩm không đáp ứng được tiêu chuẩn của siêu thị, TTTM, giá thành cao, một số doanh nghiệp không muốn đưa hàng vào siêu thị do công tác thanh khoản của siêu thị rất chậm; Nguồn lực thực hiện chuyển đổi số còn hạn chế, cán bộ tham mưu giúp việc về chuyển đổi số của ngành chủ yếu là kiêm nhiệm, các hoạt động chuyển đổi số đều nằm dàn trải ở các phòng, đơn vị vì vậy công tác xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung còn những hạn chế nhất định.

  Để nâng cao hiệu quả công tác Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, trong thời gian tới cần triển khai một số nhiệm vụ và giải pháp như sau:

Một là: Tiếp tục thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” như: Liên kết tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại; tổ chức triển khai “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia - Vietnam Grand Sale 2024”; Hội chợ hàng Việt...

Hai là: Tiếp tục triển khai Chương trình phối hợp số 18/CTrPH-MTTQ-SCT ngày 13/6/2023 giữa Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lào Cai với Sở Công Thương về đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới.

Ba là: Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ về XTTM nhằm phát triển hệ thống phân phối hàng hóa cố định và bền vững, ưu tiên đối với hàng Việt Nam; nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng Việt, doanh nghiệp Việt.

Bốn là: Tiếp tục duy trì hoạt động của các Điểm bán hàng với tên gọi Tự hào hàng Việt Nam” và nhân rộng các  Điểm bán hàng trên địa bàn tỉnh nhằm thiết thực triển khai Cuộc vận động ”Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Năm là: Triển khai các Đề án: (i) Thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa nông sản vào các Trung tâm thương mại, siêu thị trong và ngoài tỉnh Lào Cai; (ii) Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh năm 2024 (Sau khi được Bộ Công Thương phê duyệt).

        Sáu là: Chủ động nắm bắt tình hình thị trường, cung cầu hàng hóa trên địa bàn các huyện; trong đó tập trung kiểm tra, nắm bắt tình hình kinh doanh và giá cả hàng hóa tại các chợ truyền thống, kịp thời đề xuất giải pháp cung ứng hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cho các địa bàn trong tỉnh.

         Bảy là: Tăng cường phối hợp công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn tỉnh, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và những hành vi gian lận thương mại khác.

         Tám là: Hướng dẫn, hỗ trợ đối với các doanh nghiệp trong tỉnh một số hoạt động như: Tổ chức điều tra, khảo sát thị trường, điều tra người tiêu dùng, tăng cường mạng lưới phân phối đều khắp, tổ chức hội thảo, triển lãm, quảng bá, hội chợ sản phẩm hàng hoá trong tỉnh và ngoài tỉnh./.

Quỳnh Nga

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập