Lào Cai 23° - 26°
MỘT SỐ MỐC SON LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NGÀNH CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Quá trình hình thành và phát triển của Ngành Công Thương Việt Nam luôn gắn liền với những thăng trầm của Cách mạng và lịch sử đất nước. Ở mỗi giai đoạn lịch sử ngành CôngThương luôn là ngành kinh tế quan trọng, tạo ra của cải vật chất cung cấp cho nhu cầu xã hội. Mỗi thành công của Cách mạng Việt Nam đều mang đậm dấu ấn thành tích của ngành Công nghiệp và Thương mại Việt Nam.Chúng ta rất đỗi tự hào về truyền thống của ngành Công Thương Việt Nam, truyềnthống vẻ vang đó được xây nên bằng chính trí tuệ, mồ hôi, công sức, máu thịt của mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Ngành Công Thương qua các thế hệ.

Một số thông tin sau đây sẽ giúp mỗi người chúng ta hiểu biết một cách khái quát hơn về lịch sử ra đời và những thay đổi, biến động chủ yếu của ngành Công Thương Việt Nam:

- Ngày 16-3-1947 Chủ Tịch NướcViệt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra Sắc lệnh số: 29-/SL-CTN đặt trong Bộ Kinh Tế - mộtcơ quan Trung ương điều khiển ngoại thương gọi là "Ngoại Thương Cục".Ngoại thương Cục có một Hội đồng quản trị gồm bốn đại biểu chính thức và bốnđại biểu dự khuyết của bốn bộ: Kinh Tế, Tài Chính, Quốc Phòng, Nội Vụ.

- Sắc lệnh số 54 ngày11-6-1947 bãi bỏ Hội đồng Quản trị Ngoại thương và đặt Ngoại giao cục dướiquyền điều khiển trực tiếp của Bộ Kinh tế. Đặt trong Ngoại thương cục một:"Hội đồng cố vấn ngoại thương" gồm đại biểu của Bộ Quốc phòng, Tàichính, Canh nông, đại biểu các Bộ khác; đại biểu các Bộ sẽ do các Bộ trưởng cơquan đề cử.

- Ngày 17/11-1950 ra Sắc lệnhsố 168-SL thành lập Sở Nội thương.

- Ngày 14 - 5 -1951 Sắc lệnh số 21-SL đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ CôngThương.          

- Sắc lệnh số 22 - SL ngày 14-5-1951  thành lập trong Bộ Công Thương một một cơ quan kinh doanh lấy tên là Sở Mậu dịch; bãi bỏ Cục Ngoại thương và Sở Nội thương.

- Lệnh của Chủ tịch Nước số18-LCT ngày 26-7-1960 về danh sách các Bộ và cơ quan ngang Bộ, trong đó có: BộThuỷ lợi và Điện lực, Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Công nghiệp nhẹ, Bộ Nội thương,Bộ Ngoại thương. Các cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, trong đó có: Tổngcục Địa chất, Tổng cục Vật tư.

- Quyết nghị số 786/NQ/TVQHK6ngày 11-8-1969 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, chia Bộ Công nghiệp nặng thành hai Bộ và một Tổng cục thuộc Hội đồng Chính phủ: Bộ Điện và Than, Bộ Cơ khí và Luyện kim, Tổng cục Hoá chất; Thành lập Bộ Lương thực và Thực phẩm trên cơ sở hợp nhất Tổng cục Lương thực với ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tách từ Bộ Công nghiệp nhẹ ra; Thành lập Bộ Vật tư trên cơ sở bộ máy của Tổng cục Vật tư.

- Nghị định số 170/CP ngày3-9-1975,  thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khíđốt Việt Nam.

- Quyết nghị số 1236 -NQ/TVQHK6 ngày 22-11-1981 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, chia Bộ Điện và Than thành hai bộ: Bộ Điện lực, Bộ Mỏ và Than; Chia Bộ Lương thực và Thực phẩm thành hai bộ: Bộ Công nghiệp thực phẩm, Bộ Lương thực.

- Nghị định số 62-HĐBT ngày21-6-1983 của HĐBT thành lập Ban Cơ khí của Chính phủ; Nghị định số 105-HĐBTngày 26-9-1983 thành lập Ban Năng lượng của Chính phủ.  
          -Quyết định số 481-NQ/HĐNN7 ngày 16-12-1983 của Hội đồng Nhà nước phê chuẩn việcthành lập Tổng cục Điện tử và Kỹ thuật tin học.

- Quyết định số 782NQ/HĐNN7ngày 16-12-1987 của Hội đồng Nhà nước: Thành lập Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm trên cơ sở hợp nhất ba Bộ: Bộ Nông nghiệp, Bộ Công nghiệp thực phẩm và Bộ Lương thực; Thành lập Bộ Năng lượng trên cơ sở hợp nhất hai bộ: Bộ Điện lực và Bộ Mỏ và Than; Đổi tên Tổng cục Địa chất thành Tổng cục Mỏ và địa chất, Nghịquyết của Quốc hội ngày 28-6-1988 thành lập Bộ Kinh tế đối ngoại trên cơ sở sáp nhập Bộ Ngoại thương và Uỷ ban Kinh tế đối ngoại; Sáp nhập Tổng cục điện tử và Kỹ thuật tin học vào Bộ Cơ khí và Luyện kim.
          - Nghị quyết của Quốc hội ngày 30-6-1990 thành lập Bộ Thương nghiệp thành Bộ Thương mại và du lịch. 
          - Nghị quyết của Quốc hội ngày 30-9 -1992 quyết nghị danh sách các Bộ và cơ quan ngang bộ, trong đó có: Bộ Thương mại;  Bộ Công nghiệp nặng;  Bộ Công nghiệp nhẹ;  Bộ Năng lượng;  Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (có 5 bộ).        
          - Nghị quyết của Quốc hội ngày 21-10-1995 thành lập Bộ Công nghiệp trên cơ sở hợp nhất ba Bộ: Công nghiệp nặng, Năng lượng, Công nghiệp nhẹ.       
- Nghị quyết của Quốc hội ngày29-9-1997 quyết nghị danh sách các Bộ và cơ quan ngang bộ, trong đó có: Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp.   
         - Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XII, ngày 31-7-2007 hợp nhất Bộ Côngnghiệp với Bộ Thương mại thành Bộ Công Thương.

- Ngày 20/10/2008 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số1418/QĐ-TTg lấy ngày 14/5 hàng năm là "Ngày truyền thống của ngành CôngThương Việt Nam".

 

 






Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập