Lào Cai 25° - 26°
TAI NẠN LAO ĐỘNG VỚI CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN CÔNG NGHIỆP

1. Tình hình tại nạn lao động:

Theo số liệu thống kê cả nước có số vụ tai nạn lao động và số người bị tai nạn lao động xảy ra như sau:

* Năm 2005:

Tổng số vụ tai nạn: 4.005 vụ.

Tổng số người bị tai nạn: 4.164 người.

Số người bị thương nặng: 1.026 người.

Tổng số tai nạn chết người: 443 vụ.

Tổng số người bị chết: 483 người.

Tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động: 49.5871 ngày

* Năm 2006:

Tổng số vụ tai nạn: 5.881 vụ.

Tổng số người bị tai nạn: 6.088 người.

Số người bị thương nặng: 1.142 người.

Tổng số tai nạn chết người: 505 vụ.

Tổng số người bị chết: 536 người.

Tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động: 56.122 ngày

          Qua bảng trên cho thấy số vụ tai nạn năm 2006 tăng 31,13%; số người bị tai nạn tăng 31,6%, số vụ tai nạn chết người tăng 12,28%; số người bị chết tăng 11,75%. Số liệu những tháng đầu năm 2007 cho thấy vụ tai nạn lao động và số người chết do tai nạn lao động vẫn tăng so với năm 2006.

          Năm 2006 các đơn vị thuộc Bộ công nghiệp để xảy ra 45 vụ tai nạn lao động làm chết 62 nguươì, tập trung ở các đơn vị sau:

          Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam:  33 vụ/ 50 người

          Tổng công ty Điện lực Việt Nam :            03 vụ/ 3 người

          Tổng Công ty xây dựng công nghiệp:       03 vụ/ 3 người

          Tổng Công ty giấy Việt Nam:                   02 vụ/  2 người

          Tổng Công ty thép Việt Nam:                   01 vụ/ 1 người

          Tám tháng đầu năm 2007 các đơn vị Bộ công nghiệp để xayra 24 vụ tai nạn lao động, làm chết 32 người. Như vậy tai nạn lao động thường xuyên xảy ra và chủ yếu do các nguyên nhân sau:

          2. Nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn lao động:

          a, Phân loại theo nguyên nhân:

          - Người sử dụng lao động vi phạm tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn: 39,63%.

          - Thiết bị không an toàn: 12,45%.

          - Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn: 11,32%.

          - Chưa huấn luyện về an toàn lao động, không có phương tiện bảo vệ cá nhân: 4,9%.

          - Nguyên nhân khác: 16,23%.

          b, Phân loại theo yếu tố nguy hiểm:

          - điện giật: 18,87%

          - Ngã cao: 51,70%

          - Vật đổ đè: 7,17%

          - Máy, thiết bị, kéo, cuốn: 15,47%

          - Vật văng, bắn: 2,61%

          - Khác: 4,15%.

          Qua phân tích cho thấy nguyên nhân gây tai nạn lao động chết người trong thời gian qua chủ yếu do các nguyên nhân sau:

          + Người sử dụng lao động chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm :Vi phạm các quy định tạo các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn. Không xây dựng đầy đủ các quy trình, biện pháp làm việc an toàn, còn nhiều thiếu sót từ thiết kế, lập phương án thi công, giám sát thi công, chưa cải thiện điều kiện làm việc và các biện pháp phòng chống tai nạn lao động, công tác kiểm tra giám  sát kỹ thuật an toàn chưa thực sự nghiêm túc, để người lao động làm bừa, làm  ẩu; Công tác đào tạo, bồi dưỡng huấn luyện tay nghề, kiểm tra giám  sát quy trình, quy phạm chưa được coi trọng, còn mang tính hình thức và chưa thật nghiêm túc.

          + Người lao động vi phạm quy trình, quy phạm về an toàn lao động: ý thức kém chưa tự giác thực hiện, chủ quan, xem nhẹ sự an toàn chính bản thân mình.

          + Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động: Không thực hiện nghiêm túc việc kiểm  định đăng ký máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; máy thiết bị hoá chất độc hại có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp.

          + Công tác thanh tra kiểm tra, giám  sát của các cơ quan quản lý chưa kịp thời thường xuyên.

          + Đội ngũ cán bộ công tác an toàn, vệ sinh lao động còn thiếu và chưa được đào tạo và tương xứng với nhiệm vụ.

          + Công tác thông tin tuyên truyền thực hiện chưa tốt.

          3. Danh mục sản phẩm, háng hoá kiểm tra chất lượng, phải kiểm định.

(Trích Quyết định 50/2006/QĐ-TTG ngày 7/3/2006 của Thủ tướng chính phủ)

          Thuốc nổ + phụ kiện nổ các loại; các thiết bị nổ trong khai thác hầm lò; cần cẩu, cần trục, khung nâng di động, xe nâng hàng; máy nâng xếp dỡ hàn, máy mỏ, máy san, cạp, xúc, đào, đầm, xe lăm đường, máy kéo, ôtô kéo, ô tô chở 10 người trở lên, xe có động cơ dùng để trởhàng hoá, mô tô, xe máy; Rơ moóc, bán rơ moóc, các loại nồi hơi; bình chịu áp lực, phương tiện giao thông đường sắt.

          4. Một số biện pháp chủ yếu.

          a. Cơ quan quan lý:

          - Rà soát, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luậtliên quan đến lĩnh vực an toàn lao động. Đề xuất, bổ xung, sửa đổi, ban hành mới các quy định về an toàn lao động.

          - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý việc thực hiện các quy định về an toàn lao động.

          - Tổ chức huấn luyện theo quy định của pháp luật.

          - Xem xét kịp thời, chính xá nguyên nhân khi có tai nạn xảy ra.

          - Khen thưởng và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích hoặc vi phạm.

          b. Các doanh nghiệp:

          -Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về an toàn lao động.

          - Tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện chuyên mônvà kỹ thuật cho cán bộ, công nhân.

          - kiểm định đầy đủ, thường xuyên các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật.

          - Tăng cường công tác tự kiểm tra ở đơn vị và cải thiện điều kiện làm việc ở đơn vị ngày càng tốt hơn: Trang thiết bị bảo hộ lao động đầy đủ, biển báo nguy hiểm ,...

          - Khi sự cố xảy ra cần khẩn trương xá định rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời.

          - Báo cáo đầy đủ, thường xuyên với các cơ quan quản lý về tình hình thực hiện công tác an toàn lao động .

 

Trần Phúc Thành

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập