Lào Cai 22° - 24°
Vai trò của Đảng bộ Sở Công Thương tỉnh Lào Cai trong lãnh đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao
Nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Sở Công Thương tỉnh Lào Cai 1/4/2008 – 1/4/2023)

    Thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 4/2/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ngày 25/3/2008, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 646/QĐ-UBND về việc hợp nhất Sở Công Nghiệp và Sở Thương mại và Du lịch thành Sở Công Thương Lào Cai. Ngày 01/4/2008, Sở Công Thương tỉnh Lào Cai chính thức ra mắt và đi vào hoạt động với mô hình tổ chức gồm 07 phòng chuyên môn thuộc Sở gồm Văn phòng Sở; Thanh tra Sở; Phòng Kế hoạch tổng hợp; Phòng Quản lý Công nghiệp; Phòng Quản lý Thương mại; Phòng Quản lý Điện năng và 02 đơn vị trực thuộc là Chi cục Quản lý thị trường; Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp.

    Sau 15 năm hoạt động, tổ chức bộ máy Sở Công Thương có nhiều thay đổi theo những yêu cầu về đổi mới tinh gọn tổ chức và bộ máy, rà soát chức năng nhiệm vụ trong tình hình mới như việc tiếp nhận Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh Lào Cai về Sở Công Thương (năm 2014); chuyển hoạt động của Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh Lào Cai về Tổng cục Quản lý thị trường (năm 2018); Sáp nhập 02 đơn vị Trung tâm Khuyến công, Tư vấn phát triển công nghiệp và Tiết kiệm năng lượng với Trung tâm Xúc tiến Thương mại thành Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại tỉnh Lào Cai (2018). Ngay sau khi thành lập, Sở Công Thương đã nhanh chóng, kịp thời kiện toàn các tổ chức chính trị - xã hội như thành lập Đảng bộ Sở với 05 Chi bộ, trong đó có 01 Chi bộ sinh hoạt độc lập, 04 chi bộ sinh hoạt ghép, thành lập Chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh; thành lập Chi hội Chữ thập đỏ và các Công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn ngành Công Thương. Toàn Đảng bộ khi hợp nhất có 55 đảng viên, đến năm 2017, Đảng bộ có 5 chi bộ với 90 đảng viên.

    Đến nay Sở Công Thương tỉnh Lào Cai có bộ máy tổ chức gồm 08 phòng chuyên môn và 01 đơn vị trực thuộc với biên chế 78 công chức, viên chức và người Lao động. Đảng bộ đã tổ chức 04 kỳ Đại hội và hiện có 03 Chi bộ trực thuộc với 59 đảng viên; BCH Đảng bộ có 07/07 đồng chí; Có 03 Ban chi ủy Chi bộ với 15 ủy viên; UBKT có 05/05 đồng chí.

anh tin bai

    Với những chủ trương, quan điểm, định hướng đúng đắn, sát với thực tiễn của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Đảng ủy Khối Cơ quan – Doanh nghiệp Tỉnh; cùng với sự năng động, sáng tạo trong công tác chỉ đạo, điều hành của Đảng ủy và Lãnh đạo Sở Công Thương; sự quyết tâm phấn đấu nỗ lực của tập thể cán bộ, đảng viên, người lao động Sở Công Thương; ngoài ra còn có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các sở ngành, địa phương để ngành công thương đạt được nhiều thành tựu quan trọng cho đến nay,  ngành Công Thương tỉnh Lào Cai đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh qua các thời kỳ và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các giai đoạn thể hiện qua một số nhiệm vụ chính trị sau:  

    Về công tác xây dựng Đảng: Đảng bộ Sở đã chủ động ban hành nghị quyết từng năm để lãnh đạo, chỉ đạo các chi bộ, đoàn thể , các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện, với mục tiêu chính là động viên đảng viên, quần chúng tổ chức thực hiện có hiệu quả 02 đề án thuộc lĩnh vực ngành quản lý trong 7 chương trình, 27 đề án trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIV; Đề án số 2 trong các Chương trình đề án trọng tâm giai đoạn 2015 – 2020, 2020 – 2025 của Đảng bộ tỉnh khóa XV, XVI. Trong đó, có một số chỉ tiêu, lĩnh vực chủ yếu đã đạt và vượt kế hoạch đề ra. Công tác xây dựng Đảng được triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ trên các mặt. Đảng ủy đã lãnh đạo tốt công tác tư tưởng và giáo dục chính trị tư tưởng; Duy trì và tổ chức sinh hoạt chi bộ Đảng bộ theo hướng nâng cao chất lượng, đổi mới về nội dung, phong phú về hình thức; Triển khai đầy đủ các quy định, hướng dẫn về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh  và trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu. Công tác kiểm điểm và khắc phục những hạn chế, khuyết điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII,XIII) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" được tổ chức thực hiện nghiêm túc, đi vào nền nếp. Công tác cán bộ được tổ chức thực hiện bảo đảm đúng quy định; kịp thời bổ sung, điều chỉnh, kiện toàn đội ngũ cấp ủy bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Công tác quản lý, phát triển đảng viên mới được chú trọng; từ năm 2008 đến năm 2022, đã kết nạp được trên 40 đảng viên mới. Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng dần được cải thiện và đi vào nề nếp góp phần ngăn chặn kịp thời và hạn chế những sai phạm trong đảng viên và cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành. Các hoạt động của Công đoàn, Đoàn thanh niên và Hội Chữ thập đỏ có nhiều đổi mới, tổ chức nhiều các hoạt động hướng về cơ sở, nhất là tham gia vào chương trình chung tay xây dựng Nông thôn mới. Đảng bộ Sở từ năm 2009 đến 2022 đều hoàn thành Tốt nhiệm vụ trở lên.

anh tin bai

    Trong công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Lãnh đạo Sở và BCH Đảng bộ tập trung lãnh đạo Đảng viên, công chức, viên chức, người lao động tập trung vào triển khai thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu như sau:

    - Về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, nằm tốp đầu trong cả nước, là lĩnh vực quan trọng đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng khai thác, tốc độ tăng trưởng từ năm 2008 đến hết năm 2022 đạt 21,3%. Công nghiệp phát triển nhanh, tạo “đột phá” trong phát triển kinh tế của tỉnh. Các khu, cụm công nghiệp được quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ quan trắc xử lý ô nhiễm môi trường; đưa thêm 14 công trình công nghiệp trọng điểm vào vận hành khai thác. Nhiều dự án, nhà máy lớn chế biến sâu từ khoáng sản như Apatit, Sắt, Đồng, Graphít đi vào hoạt động. Tổng sản phẩm của công nghiệp phát triển mạnh, các sản phẩm có ưu thế được hình thành từ giai đoạn trước tiếp tục tăng cao, đồng thời tạo thêm một số sản phẩm mới. Tiềm năng phát triển thủy điện được khai thác hợp lý, đến nay, toàn tỉnh có 70 dự án thủy điện đi vào hoạt động với tổng công suất 1.09,85 MW. Thực hiện đưa điện lưới quốc gia tới 100% xã, phường, thị trấn và 97,4% hộ được sử dụng điện.      Chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp của tỉnh được triển khai hiệu quả, tạo vốn mồi nhằm làm đòn bẩy phát triển sản xuất ngành nghề công nghiệp nông thôn, phát triển được nhiều sản phẩm là tiềm năng, thế mạnh của các địa phương; tạo ra nhiều sản phẩm có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và khách du lịch, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động. Giá trị sản suất công nghiệp trong năm 2022 đạt 46.023 tỷ đồng, tăng gấp 14,7 lần so với năm 2008 (3.126 tỷ đồng);  

    - Về Thương mại ; Cơ sở hạ tầng thương mại được quan tâm đầu tư phát triển và ngày càng được mở rộng: trên địa bàn tỉnh hiện có 72 chợ; 09 siêu thị, 02 trung tâm thương mại, 91 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, 290 cửa hàng kinh doanh LPG, 06 thương nhân bán buôn sản phẩm rượu và 07 thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá đang hoạt động… cơ sở hạ tầng thương mại đã đáp ứng tốt nhu cầu đời sống, sản xuất của nhân dân trong tỉnh. Việc cung ứng mặt hàng thiết yếu luôn được duy trì ổn định, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá và thực hiện tốt công tác điều tiết, bình ổn thị trường. Công tác xúc tiến thương mại được chú trọng thông qua việc nâng cao chất lượng công tác phối hợp tổ chức luân phiên Hội chợ thương mại quốc tế Việt - Trung; triển khai nhiều hoạt động kết nối xuất - nhập khẩu hàng hóa; phát huy hiệu quả của sàn giao dịch thương mại điện tử và tổ chức các hoạt động hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Công tác quản lý thị trường luôn được quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt các biện pháp phối hợp kiểm tra, kiểm soát thị trường, giữ ổn định thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội năm 2022 đạt 32.054 tỷ đồng, tăng gấp 9,8 lần so với năm 2008 (3.274 tỷ đồng).

     - Về hoạt động xuất - nhập khẩu, Đảng bộ Sở đã chỉ đạo chuyên môn làm tốt công tác tham mưu cho Tỉnh phát huy tối đa lợi thế về kinh tế cửa khẩu và vị trí trung tâm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là “cầu nối” của Việt Nam với Trung Quốc và Việt Nam với thị trường tự do ASEAN - Trung Quốc. Quy hoạch mở rộng khu kinh tế cửa khẩu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và công tác quy hoạch chi tiết, đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu được quan tâm triển khai. Các loại hình kinh doanh phong phú đa dạng, trong đó một số dịch vụ phát triển nhanh như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, giám định hàng hóa, tạm nhập, tái xuất, logistics phù hợp với xu thế chuyển đổi số. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2015 - 2019 đạt cao trên 20%, tuy nhiên từ năm 2020 trở lại đây, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên giá trị XNK qua các cửa khẩu có phần suy giảm đi.  Tổng giá trị xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hoá qua các cửa khẩu năm 2022 đạt 2.228,6 triệu USD, tăng gấp 3,6 lần so với năm 2008 (622,9 triệu USD).

     Với những kết quả đó, nhiều đơn vị, cá nhân trong Ngành Công Thương Lào Cai đã vinh dự được biểu dương ghi nhận với các hình thức như Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới, Huân chương Lao động, Bằng khen của Chính phủ và nhiều phần thưởng cao quý khác. Riêng Sở Công thương Lào Cai từ khi thành lập đến nay đã nhận được 01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2009; Huân chương Lao động Hạng Nhì năm 2011; Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ các năm: 2010, 2012; Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Công Thương các năm: 2008, 2009, 2010, 2011, 2013, 2014; 2015; 2020; Bằng khen Bộ Công Thương các năm: 2011, 2012; 2015; 2016; 2019; Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh năm: 2012; 2015; 2020; Được UBND tỉnh công nhận danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc: 2008, 2009; Hằng năm đều được UBND tỉnh tặng bằng khen cho các đợt thi đua thường xuyên và thi đua các chuyên đề do UBND tỉnh phát động.

    Bức tranh toàn cảnh về Công Thương của Tỉnh Lào Cai ngày càng được hoàn thiện, hình thành các khu cụm công nghiệp tập trung với đầy đủ các phần ngành từ công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản, luyện kim, hóa chất, phân bón, chế biên nông lâm sản… trong đó ngành công nghiệp khai thác chế biến sau khoáng sản sẽ là điểm nhấn trong bức tranh công nghiệp, phát huy tiềm năng lợi thế về nguồn tài nguyên khoáng sản. Bên cạnh đó, thương mại dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của tỉnh. Các hoạt động phát động phong trào thi đua sản xuất, đền ơn đáp nghĩa, từ thiện và nhân đạo được triển khai sâu rộng tới các cơ quan, đơn vị sản xuất tạo nên một khí thế sôi động trong toàn ngành. Đặc biệt là việc tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020 – 2025 và xác định nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2025 đến năm 2030, ngành Công Thương Lào Cai phấn đấu đạt được các chỉ tiêu quan trọng: Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 100.000 tỷ đồng; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội ước đạt 90.800 tỷ đồng; Tổng giá trị xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hoá qua các cửa khẩu đạt 15 tỷ USD đòi hỏi ngoài sự phấn đấu nỗ lực của tập thể Đảng bộ, công chức, viên chức, người lao động, của cộng đồng các doanh nghiệp tham gia hoạt động lĩnh vực ngành thì ngành Công Thương luôn mong muốn có sự Lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời và quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của các Sở, Ban ngành đoàn thể và cấp ủy chính quyền các Huyện, Thị xã, Thành phố trong Tỉnh thông qua hệ thống các cơ chế, chính sách nhằm thu hút nhiều các nhà đầu tư vào ngành góp phần xây dựng quê hương Lào Cai ngày càng giàu đẹp./.

Trần Quốc Dũng






Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập