Lào Cai 25° - 26°
NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT TRONG CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI NAY LÀ NGÀNH CÔNG THƯƠNG LÀO CAI

1. Giai đoạn 1951 đến 1975

          Về Công Nghiệp:

          Giaiđoạn 1951 – 1975 là một chặng đường dài có nhiều dấu ấn lịch sử của tỉnh LàoCai cũng như của đất nước. Ngành Công nghiệp Lào Cai đã có bước phát triển vượt bậc, có những đóng góp to lớn, cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh đó là: Công nghiệp Lào Cai hoàn thành suất xắc chỉ tiêu kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Các cơ sở Công nghiệp Trung ương; Mỏ Apatít sau khi được đầu tư khôi phục mở rộng sản xuất nâng cao công xuất khai thác. Nhà máy nhiệt điện Lào Cai được đầu tư xây dựng với tốc độ nhanh hoàn thành phát điện lên lưới, là nguồn năng lượng chính phục vụ cho phát triển công nghiệp. Nhiều đoàn địa chất được điều lên khảo sát thăm dò ở Lào Cai, nhiều điểm khoáng sản lần lượt được phát hiện, đánh thức tiềm năng công nghiệp khai khoáng sau này. Công nghiệp địa phương được tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng hàng loạt xí nghiệp với nhiều ngành nghề như: Xí nghiệp in Lào Cai (1961), Mỏ Đôlômít (1961), Xí nghiệp Mộc xẻ (1962), Xưởng gốm(1963), Xí nghiệp Đường Rượu (1963), Mỏ mica (1963), Thuỷ điện Bắc Hà (6/1965),Thuỷ điện Mường Khương (9/1965), Xí nghiệp cơ khí Phú Lợi, Xí nghiệp Dầu hương liệu,v.v...Hoàn thành và đi vào sản xuất. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai tăng bình quân 15%/năm.

 Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước,để phục vụ nhu cầu cho kháng chiến, Ngành Công nghiệp kịp thời chuyển hướng sảnxuất vừa khẩn trương chuyển máy móc thiết bị đến nơi sơ tán vừa ổn định nơi ở,nơi làm việc nhanh chóng tổ chức sản xuất theo phương châm; Sản xuất và phục vụgiao thông vận tải; Sản xuất gỗ ván sàn phục vụ xuất khẩu.

Hàng loạt sản phẩm hàng hoá mới ra đời như máy móc cơ khí nhỏ phục vụ nông nghiệp, giấy viết, xà phòng,nước chấm, đường, rượu, thuốc tiêm B12 , thuốc bổ Đitakina, cồn 90o,xi măng, sành sứ, máy cán mỳ, máy làm miến, máy tuốt lúa, máy nghiền thức ăn gia súc... Đặc biệt trong điều kiện chiến tranh ác liệt, công nghiệp địa phươngLào Cai vẫn sản xuất được tinh dầu pơ mu, màng tang xuất khẩu. Có nhiều đơn vị tiêu biểu như: Xí nghiệp mộc xẻ sản xuất quạt hòm, cối ngàn, cày bừa cải tiến phục vụ nông nghiệp; Sản xuất xe trâu phụcvụ giao thông, vận tải; sản xuất tà vẹt cho đường sắt, phục vụ giao thông. Hàng năm xẻ hàng ngàn khối gỗ phục vụ xây dựng cơ bản, và sản xuất hàng mộc như giường, tủ, bàn, ghế phục vụ cho các cơ quan và đời sống nhân dân.

Ngành công nghiệp còn phát động phong trào 3 xây 3 chống trong toàn ngành, đạt hiệu quả cao; Phát động phong trào thi đua: một người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt. Ngành Công nghiệp Lào Cai còn vinh dự cử 01 đồng chí công nhân có nghề bậc cao tham gia xây dựng Lăng Hồ Chí Minh tại Hà Nội; 


Bác Hồ gặp mặt và nói chuyện với công nhân Nhà máyĐiện Lào Cai nhân dịp Người lên thăm và làm việc tại Lào Cai tháng 9/1959

Ngành Công nghiệp Lào Cai trong thời kỳ này còn dấy lên phong trào vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu chống chiến tranh phá hoại Miền Bắc của đế quốc Mỹ. Cả ngành thành lập Tiểu đoàn Tự vệ, các xí nghiệp đều thành lập đại đội tự vệ, thường xuyên luyện tập sẵn sàng chiến đấu.

Mặc dù trong điều kiện chiến tranh, nhưng công nghiệp Lào Cai vẫn phát triển, giá trị tổng sản lượng tăng liên tục: năm 1969 mới đạt 6,5 triệu đồng; năm 1972 tăng lên 12,7 triệu đồng;đến năm 1974 là 16,7 triệu đồng. Năm 1965 tỷ trọng công nghiệp địa phương mới chiếm 18,13%; đến năm 1974 chiếm 29,95%. Hầu hết các cơ sở công nghiệp đều cótích luỹ tăng mức nộp ngân sách cho Nhà nước. Đội ngũ Cán bộ, công nhân viên chức tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Năm 1971 toàn ngành có 159 công nhân bậc cao, 12 kỹ sư, 121 trung cấp; Năm 1975 đã có 300 công nhân bậc cao, 41kỹ sư và gần 200 được đào tạo bậc trung cấp. Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, Công nghiệp Lào Cai thực sự trở thành ngành sản xuất đảm bảo hậu cần tại chỗ, rất nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhân dân.

          Về Thương Mại:

Tháng 11/1958, Ty Thương nghiệp Lào Cai được thành lập trên cơ sở hợp nhất 4 cơ quan: Ty Công Thương,Công ty Bách Hóa, Công ty Lâm Thổ Sản và Công ty Lương Thực với chức năng quản lý hành chính Nhà nước về Thương mại và trực tiếp tổ chức, quản lý kinh doanh.Tổ chức bộ máy của Ty gồm có Văn phòng và 6 phòng ban: Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Kế toán, Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ, Phòng Quản lý Thị trường, BanThanh tra, Ban quản lý Hợp Tác Xã mua bán(HTXMB); Đơn vị cấp huyện thị là Phòng Thương nghiệp các huyện, thị và doanh nghiệp, cửa hàng chuyên doanh trực thuộc.

Nhiệm vụ chính của NgànhThương mại Lào Cai thời kỳ này là: Khai thác, thu mua hàng hóa nông lâm đặc sản; Tiến hành cải tạo Công thương nghiệp tư bản tư doanh; Tiếp nhận hàng viện trợ của Trung Quốc; Tổ chức xuất nhập khẩu và cung ứng bán lẻ phục vụ nhu cầu cán bộ công nhân viên, lực lượng vũ trang và nhân dân trong tỉnh.

Hàng hoá khai thác phục vụ trong thời kỳ này bao gồm: muối ăn, mắm, cá khô, đinh hương, chì, thiếc, lương thực, sa nhân, bạch đầu khấu, vải, tân dược, văn phòng phẩm, muối, dầu hoả,lương thực, một số hàng bách hoá ... Mặt hàng phục vụ lực lượng vũ trang ngoài những hàng trên còn gồm: quan tài, vải liệm,khăn, hương nến ...

Hàng hóa viện trợ và nhập khẩuchủ yếu gồm lương thực, thực phẩm công nghệ, vải các loại và hàng bách hóa,Hàng xuất khẩu là thảo quả, sa nhân, bạch đậu khấu, đinh hương, chì thiếc, dứa,chuối xanh…

Kể từ năm 1956, quan hệ ngoạithương với Cục Ngoại thương Vân Nam – Trung Quốc đã đặt nền móng và được đánhdấu bằng việc tỉnh tổ chức một đoàn cán bộ do ông Lê Bá Hội – Trưởng ty CôngThương Lào Cai làm trưởng đoàn sang Côn Minh (Vân Nam – Trung Quốc) họp hộinghị mậu dịch biên giới và ký kết các hợp đồng mậu dịch.

Kết quả thu mua hàng năm ởcuối giai đoạn đã tương đối ổn định ở những con số sau đây: Rau xanh từ 1.800 –2.000 tấn; Lợn hơi từ 900 – 1.000 tấn; Đậu tương từ 300 – 350 tấn; Thảo quả từ260 – 300 tấn; Hạt giống su hào, bắc cải từ 18 – 20 tấn cùng hàng ngàn tấn dượcliệu; Hàng triệu cây cần câu, gậy trúc; hàng vài trăm tấn nguyên liệu chưng cấtdầu (hoa trẩu, màng tang, rễ thông...)

Hoạt động kinh doanh phục vụcủa Thương nghiệp quốc doanh Lào Cai trong thời kỳ 1951 - 1975 về cơ bản làluôn hoàn thành nhiệm vụ và kế hoạch được giao, đã phục vụ đắc lực cho côngcuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của địa phương, góp phần đáng kể vào sự nghiệpđấu tranh giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.

Với những thành tích đã đạtđược của toàn thể cán bộ công nhân viên chức Ngành Công nghiệp và Thương mại,nhiều tập thể và cá nhân sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực Ngành đã vinh dự đượcnhận nhiều những hình thức khen thưởng; Như Huân chương Lao động Hạng Ba, nhiềubằng khen, giấy khen của Ngành dọc và cấp ủy chính quyền địa phương.

2. Giaiđoạn từ 1976 – 1990

Về Côngnghiệp:

Sau hợp nhất tỉnh Hoàng LiênSơn ( 1976) đến khi xảy ra chiến sự biên giới (2/1979), 11 cơ sở Công nghiệp trên địa bàn Lào Cai vẫn phát huy được truyền thống và ngày càng có sự tăngtrưởng cao, nhất là ngành công nghiệp khai khoáng và chế biến thực phẩm; Sau khi kết thúc chiến sự biên giới, hầu hết các cơ sở vật chất, thiết bị của các Nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn Lào Cai đều bị tàn phá. Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ Tỉnh, ngành Công nghiệp đã khắc phục những khó khăn về nguyên, nhiên liệu, tiếp tục củng cố và duy trì các hoạt động sản xuất Công nghiệp.

Ở Lào Cai tập trung nguồn lực giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô đầu tư, sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất của MỏApatite; nhà máy tuyển Tằng loỏng; đường diện 110KV Thác Bà – Tằng Loỏng. Đã có nhiều đơn vị như Xí nghiệp Cơ khí Phú Lợi là đơn vị dẫn đầu ngành về hoàn thành vượt mức kế hoạch nhiều năm liền, năm 1978 được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba. Mỏ Apatite được tặng Huân chương Lao động Hạng Ba năm 1980, Năm 1988, xí nghiệp mộc xẻ được tặng Huân chương Lao động hạng Ba …

Trong giai đoạn này mặc dù córất nhiều khó khăn bước đầu hình thành một cơ chế quản lý mới, chuyển từ tập trung bao cấp sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đảm bảo ba lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân người lao động, tiến hành tổ chức lại quá trình sản xuất, cơ cấu, lực lượng sản xuất. Trước những thử thách đó,ngành Công nghiệp đã có sự điều chỉnh kịp thời để tiếp cận với cơ chế mới, áp dụng nhiều biển pháp quan trọng trong sản xuất kinh doanh để ổn định hoạt động của các đơn vị. Sự trưởng thành của Ngành Công nghiệp Hoàng Liên Sơn có sự đóng góp rất quan trọng của các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn Lào Cai. (11/28cơ sở công nghiệp của tỉnh Hoàng Liên Sơn), góp phần phát triển kinh tế - xãhội, giữ vững an ninh biên giới, vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng trong những năm đầu đổi mới, tạo nên sự chuyển biến tích cực, làm thay đổi bộ mặt địa phương. Đó là những tiền đề quan trọng để Ngành Công nghiệp bước tiếp giai đoạn tái lập tỉnh Lào Cai sau này.

          Về Thương Mại:

Ngày 16/2/1976 hợp nhất tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ thành tỉnh Hoàng Liên Sơn, Ngành Thương nghiệp Hoàng Liên Sơn cũng được thành lập do ông Nguyễn Hữu Định làm Trưởng ty. Khi hợp nhất mô hình tổ chức của ngành vẫn giữ nguyên. Ty Thương nghiệp có chức năng quản lýNhà nước về lĩnh vực thương mại với các phòng; Tổ chức; Hành chính; Kế hoạch;Nghiệp vụ, Kế toán tài vụ; Quản lý chất lượng hàng hóa và đo lương; Thanh tra Bảo vệ.

Hệ thống kinh doanh có các Công ty chuyên doanh trực thuộc: Bách hoá vải sợi, Điện máy, Thực phẩm - Nông sản, Ăn uống phục vụ. Các công ty trên có các cửa hàng chuyên doanh tới địa bàn các huyện và khu vực( trừ huyện Văn Bàn). Ngoài ra ty Thương nghiệp còn có một số đơn vị trực thuộc như: Ban quản lý Hợp tác xã mua bán Tỉnh; Trường dạy Nghề;Đội xây dựng; Trại chăn nuôi; Kho Vật tư. Ở huyện, thị có Phòng Thương nghiệp.Mạng lưới kinh doanh trong hệ thống thương mại gồm trên 100 cửa hàng thương nghiệp quốc doanh, gần 200 Hợp tác xã mua bán, hệ thống chợ....

Từ năm 1980 -1985, Hệ thống tổchức bộ máy của ngành Thương nghiệp Hoàng Liên Sơn thường xuyên thay đổi để phùhợp với nhiệm vụ của từng thời kỳ. Vào năm 1984 Ty Thương nghiệp được đổi tênthành Sở Thương nghiệp, Đầu năm 1989 thành lập Nhà hàng Nam Trung và tới năm1991 đổi tên thành Công ty Xuất nhập khẩu Nam Trung đánh dấu quan hệ giaothương trở lại giữa tỉnh Hoàng Liên Sơn – Việt Nam với Vân Nam – Trung Quốc.


                           Năm      

Các tiêu chí

1985

1986

1987

1988

1989

1990

- Tổng mức TN bán lẻ xã hội  (1)  (triệu đồng)

594,5

651,3

690,8

745,3

980,5

1.094,4

- So sánh với 1985

( % )

100

109,55

116,2

135,6

149,8

184

(Kếtquả hoạt động của Ngành Thương mại từ 1985 – 1990 Tính theo giá so sánh 1982)

Về mặt hàng: Mỗi năm toàn ngành bán ra từ 3.000đến 3.300 tấn thịt lợn, 1.000 tấn rau xanh, 1 - 1,5 triệu lít nước mắm, 6.000tấn muối, 4 triệu mét vải và quần áo may sẵn các loại, 1.600 đến 2.000 tấn dầu,3.300 đến 7.000 xe đạp các loại cùng hàng vạn tấn hàng hóa tiêu dùng. Sản xuất45.000 cuốc, hơn 90.000 xẻng, 60.000 dao các loại, từ 700 đến 1.200 chiếc xeđạp, 600 đến 800 chiếc xe cải tiến. Xuất khẩu được từ 100 đến 560 tấn quế, 250đến 520 ngìn tấn chổi chít, 150 đến 450 tấn thảo quả với tổng kim ngạch xuấtkhẩu từ 1,5 triệu USD (1985) đến 4,4 triệu USD (1990); Nhập về các loại vật tưmáy móc thiết bị phụ tùng, xe ô tô, xăm lốp ô tô….

3. Giaiđoạn từ 1991 đến 2008.

Về Côngnghiệp:

Tháng 10/1991 Sở Công nghiệp Lào Cai được thành lập có 6 phòng chức năng; Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Kinh tế, Phòng Công nghiệp ngoài Quốc doanh, Phòng Năng lượng - Công nghệ,  Phòng Quản lý Tài nguyên Khoáng sản, Thanh TraSở (Phòng Quản lý Tài nguyên Khoáng sản sau chuyển về Sở Tài Nguyên Môi trường năm2003) .

Thời kỳ mới tái lập do hậu quảcủa chiến sự biên giới các cơ sở công nghiệp đều bị phá huỷ hoàn toàn, Côngnghiệp trên địa bàn Lào Cai chỉ còn duy nhất Công ty Apatit và Xí nghiệp Cơđiện huyện Bảo Thắng đang hoạt động cầm chừng. Giá trị tổng sản lượng côngnghiệp đạt rất thấp: 17,4 tỷ đ (tính theo giá cố định 1989), trong đó chủ yếulà công nghiệp TW (chiếm 14,0 tỷ đ).Tỷ trọng Công nghiệp - Xây dựng trong GDP của tỉnh chỉ chiếm 12,1%. Để khôiphục và phát triển Công nghiệp, Sở Công Nghiệp Lào Cai tập trung sức lực xâydựng các dự án theo định hướng do Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ X đề ra:“Cần xúc tiến nhanh công tác điều tra cơ bản, từng bước lập các dự án pháttriển công nghiệp trên địa bàn ở những ngành then chốt như chế biến nông lâmsản, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, v.v...”. Nhờ vậy hàngloạt các dự án ra đời và được đầu tư, xây dựng đi vào sản xuất như: Công tyKhoáng sản Lào Cai, Xí nghiệp Liên doanh Vật liệu xây dựng, Công ty Nước Giải khát,Công ty Xi măng, Xí nghiệp Liên doanh Đồng Lào Cai.

Để đẩy nhanh phát triển côngnghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trongGDP của tỉnh. Ngành đã bám sát 7 chương trình, 27 đề án và nghị quyết chuyênđề, kế hoạch của tỉnh để triển khai có hiệu quả: Đề án phát triển Công nghiệp -Tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2001 - 2005; Đề án qui hoạch Cụm Công nghiệp tậptrung Tằng Loỏng; Qui hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Lào Cai giai đoạn 2001- 2005; Qui hoạch phát triển lưới điện tỉnh Lào Cai 2001 - 2005; Quy hoạch Thuỷđiện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai. Nhờ vậy các dự án lớn về công nghiệp đã được khởicông xây dựng: Dự án Tổ hợp Đồng Sin Quyền, Dự án mở rộng Nhà máy tuyển Apatit,Dự án khai thác quặng sắt Quý Xa và xây dựng Nhà máy gang thép Lào Cai, các nhàmáy sản xuất hoá chất và  phân bón...

Phát triển điện năng cũng đượcquan tâm đúng mức đến hết năm 2007 có 139/164 xã, phường, thị trấn có điện lướiquốc gia với trên 68,79 % số hộ sử dụng điện; Có 06 dự án thuỷ điện hoàn thànhvới tổng công xuất lắp máy 21,6 MW, 22 dự án thuỷ điện đang khởi công xây dựngvới tổng công suất lắp máy 479 MW. Đang triển khai đầu tư mở rộng các cụm côngnghiệp Tằng Loỏng: Đông Phố Mới, Bắc Duyên Hải để thu hút, đón các nhà đầu tưvào sản xuất, phát triển công nghiệp.

Giá trị tổng sản lượng côngnghiệp (tính theo giá cố định 1994): Giai đoạn 1991 - 2000 đạt 1.795 tỷ đồng;Giai đoạn 2001 - 2005 đạt 2.507,5 tỷ đồng; Giai đoạn 2006 – 2007 đạt 1.941,6 tỷđồng. Tỷ trọng Công nghiệp - Xây dựng trong GDP của tỉnh: Năm 1991 chiếm 12,1%;Năm 2005 chiếm 25,7 %. Năm 2007 chiếm 30,5% (vượt 1,8 % so với chỉ tiêu Nghịquyết Đại hội 13 Đảng bộ tỉnh đề ra). Ngành Công nghiệp đã đóng góp tích cựcvào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xâydựng trong GDP của tỉnh.

Về Thươngmại:

Ngày 01/10/1991 Sở Thương mại– Du lịch Lào Cai được thành lập với 5 phòng chức năng là: Phòng Tổ chức cán bộ- Lao động tiền lương, thi đua khen thưởng; Phòng Kế toán Tài chính; Phòng Kếhoạch nghiệp vụ kinh doanh và thống kê; Phòng Quản lý thị trường, kiểm tra phẩmchất và đo lường; Phòng Hành chính quản trị. Từ năm 1995 – 2001 mô hình tổ chứcbộ máy Văn phòng Sở thường xuyên thay đổi để phù hợp với tình hình nhiệm vụmới. Năm 1995 Chi cục Quản lý thị trường được thành lập, là đơn vị quản lý nhànước chuyên ngành trực thuộc Sở Thương mại – Du lịch Lào Cai.   

Danh nghiệp thương mại quốcdoanh giai đoạn này gồm: ở cấp tỉnh có 4 Công ty là; Xuất nhập khẩu; Lương thực(Sau chuyển về Tổng công ty Lương thực miền Bắc); Thương nghiệp Tổng hợp; Côngty Vật tư tổng hợp (năm 1995 chuyển về trực thuộc Tổng công ty xăng dầu ViệtNam). Ở cấp huyện, thị có 9 công ty Thương nghiệp tổng hợp huyện, thị.

Thực hiện chủ trương chuyênđổi doanh nghiệp Thương mại nhà nước, cuối năm 2007 trên địa bàn tỉnh chỉ cònCông ty Du lịch là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở. Tới thời điểm này toàntỉnh có 189 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 80 chi nhánh, 8 hợp tác xã Thươngmại và Dịch vụ, trên 10 ngàn hộ kinh doanh cá thể. Hệ thống chợ gồm 71 chợ (có50 chợ ở địa bàn nông thôn). Mạng lưới kinh doanh xăng dầu gồm 34 cửa hàng ởtất cả các huyện, thị trong tỉnh. Cơ sở kinh doanh Du lịch có 37 khách sạn, 202nhà nghỉ với 2000 phòng và 4000 giường, 3 khu vui chơi giải trí. Và hàng nămđón hơn 650.000 lượt khách trong nước và quốc tế.

Năm 1999, Sở Thương mại và Dulịch phối hợp với Công ty Vinexad thuộc Bộ Thương Mại tổ chức hội chợ ThươngMại – Du lịch Quốc tế Lào Cai, đây là hội chợ đầu tiên của Tỉnh Lào Cai đồngthời cũng là hội chợ đầu tiên ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây bắc, Trung duBắc bộ; Hội chợ đã thu hút 50 doanh nghiệp với 80 gian hàng và hàng vạn lượtkhách tới tham quan, góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh cơ hội giao thương chodoanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc. Từ năm 2001, Sở Thương Mại – Du Lịch làoCai đã thống nhất với Ty Thương vụ Vân Nam (Trung Quốc) phối hợp thường niênluôn phiên tổ chức hội chợ tại Thành phố Lào Cai (Lào Cai – Việt Nam) và Thịtrấn Hà Khẩu (Vân Nam – Trung Quốc).

Công tác đối ngoại được nâng cao một bước trong đó ngành đã thường xuyênchủ trì tổ chức các cuộc hội đàm bàn bạc với ngành thương mại, du lịch Vân Nam,các châu huyện của Vân Nam – Trung Quốc mở rộng mối quan hệ hợp tác đầu tư,trao đổi hàng hoá cải tiến các thủ tục hành chính... tăng cường quan hệ hữunghị hợp tác.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá vàdoanh thu dịch vụ trên địa bàn tăng với tốc độ cao; năm 1991 là 116 tỷ đồng,năm 1995 là 285 tỷ đồng; năm 2000 đạt 570 tỷ đồng tới năm 2007 đã đạt 2.350 tỷđồng tăng hơn 20 lần so với khi mới tách tỉnh. Hàng năm đã cung ứng phục vụ3.000 đến 4.000 tấn muối I ốt, 1 triệu lít dầu thắp sáng, gần 40 triệu lít xăngdầu, 25.000 tấn phân bón, từ 1.000 đến 1.500 tấn hạt giống (lúa, ngô, đậu…)

Hoạt động xuất nhập khẩu hàngcó bước tăng trưởng cao: năm 1993 tổng kim ngạch XNK qua cửa khẩu là 7,8 triệuUSD trong đó XNK của tỉnh là 1,1 triệu USD. Đến năm 2001 Kim ngạch XNK qua cửakhẩu đã đạt 210 triệu USD trong đó XNK của tỉnh là 26 triệu USD, năm 2007 kimngạch XNK qua cửa khẩu đã đạt 955 triệu USD trong đó XNK của tỉnh là 84 triệuUSD.

Giai đoạn 1991 – 2008, Sự pháttriển đi lên của Ngành Công nghiệp, Thương mại và Du lịch Lào Cai đã đóng gópnhững kết quả quan trọng trong sự phát triển vững mạnh của Tỉnh Lào Cai, xứngđáng với tiềm năng lợi thế của một tỉnh Biên giới địa đầu của Tổ quốc. Đảng vàNhà nước, Chính phủ đã ghi công những công lao thành tích của cả Ngành vớinhững hình thức:

- Huân chương Lao Động Hạng BaNgành Thương mại năm 1995

- Huân chương Lao Động Hạng BaNgành Công nghiệp năm 2005

Ngoài ra, có nhiều tập thể, cánhân được tặng; Huân chương Lao động Hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chínhphủ, của Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại, của Chủ tịch UBND Tỉnh  Lào Cai.

4. CôngThương Lào Cai từ 01/ 4/2008

Thực hiện Nghị định13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ về các cơ quan chuyên môn thuộcUBND các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương. Ngày 25/03/2008 UBND tỉnh LàoCai đã ban hành quyết định số: 646/QĐ-UBND về việc hợp nhất  Sở Công nghiệp và Sở Thương mại - Du lịch LàoCai thành Sở Công Thương. Ngày 01/4/2009, Sở Công Thương Lào Cai chính thức ramắt và đi vào hoạt động. Mô hình tổ chức gồm 7 phòng ban chuyên môn gồm: VănPhòng, Thanh Tra, Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Phòng Quản lý Công nghiệp, PhòngQuản lý Thương mại, Phòng Quản lý Điện năng, Phòng Kỹ thuật – An toàn – Môitrường  và 2 đơn vị trực thuộc là; Chicục Quản lý Thị trường, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp

     Ngaysau khi được thành lập, Đảng bộ và Ban Giám đốc Sở tập trung chỉ đạo nhanhchóng ổn định tổ chức bộ máy, phân công trách nhiệm trong tập thể Lãnh đạo, tạosự đoàn kết, đồng thuận cao trong nhiệm vụ lãnh chỉ đạo toàn diện các mặt hoạtđộng, công tác chuyên môn nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị cũng nhưmục tiêu phát triển của toàn ngành

         Quahơn 3 năm đi vào hoạt động, ngành Công Thương Lào Cai đã đạt được một số thànhtựu quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnhLào Cai lần thứ XIII và kế hoạch phát triển Kinh tế Xã hội 5 năm 2006 – 2010.Kết quả cụ thể được thể hiện trên các mặt như sau:

         Năm 2008

         VềCông nghiệp; Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản có bước phát triểnmạnh, đưa sản lượng một số sản phẩm chủ yếu tăng cao như quặng Apatit, tinhquặng đồng, manhêtít, sắt...

         Năm2008, Dự án tổ hợp đồng Sin Quyền khánh thành nhà máy luyện đồng Tằng Loỏngcông suất 10.160 tấn đồng kim loại/năm và các sản phẩm phụ đi kèm chính thứchoạt động từ 8/2008. Dự án khai thác, tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa công suất 3triệu tấn/năm đang thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản và tổ chức khai thác.

         -Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.302,7 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2007;Doanh thu từ hoạt động Sản xuất công nghiệp đạt 3.600 tỷ đồng bằng 136 % kếhoạch năm, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước; Nộp ngân sách của hoạt động sảnxuất công nghiệp đạt 150,7 tỷ đồng bằng 150,7% kế hoạch năm tăng 1,9 lần socùng kỳ.

         -Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội đạt 3.274 tỷ đồng, bằng130,9% kế hoach năm, tăng 38,1% so cùng kỳ năm trước. Mặt hàng chính sách đượccung ứng kịp thời, đầy đủ tới các vùng sâu, vùng xa, đáp ứng tốt nhu cầu tiêudùng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

         -Tổng kim ngạch XNK qua các cửa khẩu Lào Cai đạt 622,9 triệu USD bằng 100,8% kếhoạch năm và bằng 65,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Kim ngạch XNK củatỉnh đạt 82,8 triệu USD bằng 107,6 % kế hoạch năm và bằng 98,3% so với cùng kỳnăm trước.

          Năm 2009 

         -Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.713.222 triệu đồng bằng 11,4% kế hoạch năm, tăng31,5% so với cùng kỳ 2008 (Trong đó Công nghiệp trung ương đạt 1.087.622 triệuđồng bằng 124,8% kế hoạch năm, Công nghiệp địa phương đạt 521.191 triệu đồng86% KH năm, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 104.409 triệu bằng 174% kếhoạch năm.

         -Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hõa và dịch vụ xã hội đạt 4.457 tỷ đồng bằng116,2% kế hoạch năm, tăng 36% so với năm 2008, đáp ứng khá tốt nhu cầu sảnxuất, tiêu dùng xã hội, các mặt hàng thiết yếu, hàng chính sách được cung ứngđảm bảo đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trongtỉnh, nhất là đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Hạ tầngthương mại được quan tâm đầu tư với tính xã hội hóa ngày càng cao.

         -Về xuất nhập khẩu: Kim ngạch XNK qua các cửa khẩu của Lào Cai thực hiện 650triệu USD (bao gồm cả loại hình nhập quá cảnh và bán tại cửa hàng miễn thuế)bằng 80,3% kế hoạch năm và tăng 4,3% so với năm 2008. Kim ngạch XNK của tỉnhthực hiện 66,8 triệu USD  bằng 89% kếhoạch năm và bằng 80,7% so với 2008.

         Năm2010:

          -Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 tăng 26,6% so với năm 2009, gấp 3,3 lầnso với năm 2005 (tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2007 – 2010 đạt27,6%).

          -Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2010 đạt 5.626 tỷ đồng, tăng26,2% so với năm 2009, bằng 122,3% kế hoạch, gấp 3,75 lần so với năm 2005 (tốcđộ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt 28,4%). 

Kim ngạch Xuất nhập khẩu quacác cửa khẩu trên địa bàn tỉnh đạt 855,8 triệu USD tăng 31,9% so với năm 2009,trong đó kim ngạch XNK của tỉnh đạt 87,3 triệu USD vượt mức kế hoạch đề ra là2,7%.

Giai đoạn 2008 – 2010, mặc dùcó nhiều khó khăn, song với những chủ trương, quan điểm, định hướng đúng đắn,sát với thực tiễn, cùng với sự năng động, sáng tạo trong công tác chỉ đạo, điềuhành , sự quyết tâm phấn đấu nỗ lực của tập thể cán bộ, người lao động ngànhCông Thương đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Bức tranh công nghiệp củaTỉnh ngày càng được hoàn thiện, hình thành các khu  cụm công nghiệp  tập trung với đầy đủ các phần ngành từ côngnghiệp khai thác chế biến khoáng sản, luyện kim, hóa chất, phân bón, chế biênnông lâm sản… trong đó ngành công nghiệp khai thác khoáng sản là điểm nhấntrong bức tranh công nghiệp, phát huy tiềm năng lợi thế về nguồn tài nguyênkhoáng sản. Bên cạnh đó, thương mại dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trongGDP của tỉnh (3,8%).

Các hoạt động phát động phongtrào thi đua sản xuất, đền ơn đáp nghĩa, từ thiện và nhân đạo được triển khaisâu rộng tới các cơ quan, đơn vị sản xuất tạo nên một khí thế sôi động trongđợt thi đua  lập thành tích chào mừng Đạihội Đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng.

Với những kết quả đó, nhiềuđơn vị, cá nhân trong Ngành Công Thương Lào Cai đã vinh dự được biểu dương ghinhận với các hình thức như Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới, Huân chươngLao động, Bằng khen của Chính phủ và nhiều phần thưởng cao quý khác. Riêng SởCông thương Lào Cai từ năm 2008 đã vinh dự được nhận Cờ Thi đua của Bộ CôngThương năm 2008, 2009, 2010. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2009. Năm2010 Ngành Công Thương đã được UBND tỉnh suy tôn là đơn vị tiêu biểu đề nghịChính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc và Chủ tịch nước xét tặng Huân chương Laođộng Hạng Nhì.

Theo Nghị quyết Đại hội Đảngbộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2011 – 2015, tư tưởng chỉ đạo cho pháttriển kinh tế là: “Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, Coi phát triển nôngnghiệp và xây dựng nông thôn mới là trọng tâm, lấy phát triển Công nghiệp làđột phá, phát triển thương mai – du lịch là nũi nhọn. Tiếp tục tập trung nguồnlực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn, gắn với xây dựng nông thônmới và đào tạo nghề cho nông dân, xây dựng hạ tầng cơ sở kinh tế, xã hội, pháttriển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sóng vật chât, tinh thần chonhân dân, nhanh chóng tạo ra các yếu tố bên trong vững mạnh. Phát triển côngnghiệp làm động lực tăng trưởng, phát triển thương mại – dịch vụ, du lịch đểkhai thác hiệu quả lợi thế. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngtăng trưởng kinh tế đi đôi với cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ môi trườngsinh thái, đảm bảo phát triển bền vững …”. Với các chỉ tiêu chủ yếu giao chongành Công Thương cụ thể như sau:

- Giá trị sản xuất công nghiệpnăm 2015 đạt 5.100 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), tốc độ tăng trưởng giai đoạn2011 – 2015 đạt trung bình trên 18%/năm.

- Phấn đấu 92% thôn bản cóđiện lưới quốc gia và 95% số hộ được sử dụng điện,

- Năm 2015 tỷ trọng Côngnghiệp – Xây dựng chiếm 41,1% trong GDP của Tỉnh,

- Tốc độ tăng trưởng bình quântổng sản phẩm ngành Thương mại dịch vụ đạt 15%/năm.

- Đến năm 2015 tỷ trọng ngànhThương mại dịch vụ trong GDP chiếm 34,1%,

- Tốc độ tăng trưởng bìnhquan, tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội đạt trên20%/năm,

- Giá trị kim ngạch XNK trênđịa bàn đạt khoảng 1,78 tỷ USD, tốc độ tăng bình quân 5 năm đạt 22,3%.










Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập